Cảm ơn bạn đã ghé thăm trang!
1. Thời gian sử dụng qua của chiếc laptop
2. Hãng sản xuất
3. Hình dáng
4. CPU-GPU laptop
5. Bố trí linh kiện
6. Màn hình
7. Phụ kiện
8. Khả năng nâng cấp sửa chữa, thay thế
9. Giá cả
Thường thì bạn nên mua một chiếc laptop đã từng sử dụng qua khoảng dưới 5 năm.
Nếu hơn thì hầu hết các máy đều được sử dụng một thời gian khá dài. Phần cứng của máy, đi kèm hệ thống tản nhiệt cũng cần phải thay thế mới, hoặc dễ dàng hư hỏng.
Một chiếc laptop quá cũ thì khả năng nâng cấp, sửa chữa cũng tốn kém hơn, khả năng tìm linh kiện thay thế thấp.
Nếu máy không được định kì vệ sinh sinh bảo trì thì rất dễ hỏng hoặc ra đi bất cứ lúc nào. Dễ dẫn đến tiền mất tật mang.
Thường thì hãng sản xuất cũng là một yếu tố khi chọn mua laptop cũ. Mỗi hãng sản xuất đều có ưu điểm của riêng mình, hoặc có những dòng sản phẩm riêng biệt. Chưa hẳn hãng nào đã tốt hơn hãng nào.
Nếu bạn mua laptop cũ còn bảo hành cho máy dùng bình thường thì Asus, DELL, HP là một lựa chọn tốt, vì thời gian bảo hành dài.
Có một số dòng siêu bền thích hợp cho bạn mua laptop cũ là : Dell Latitude, HP Probook.
Với laptop gaming thì bạn nên mua MSI, ASUS,DELL Alienware nhưng còn tùy dòng, tùy sản phẩm. Dòng work station thì có DELL và HP. Nếu dùng máy cho đồ họa màu sắc thì không nên bỏ qua Macbook pro.
Bạn nên chọn các laptop có ngoại hình còn tốt, ít trầy sướt, giữ gìn kĩ. Các máy nào bị móp méo, trầy sướt thì không nên mua, vì đã từng rơi vỡ, chưa hẳn đã không ảnh hưởng đến bên trong.
Không nên mua các máy đã bị gãy bản lề, vì dễ bị hỏng lại, và thường thì nếu bị rơi vỡ mới bị gãy bản lề. Không nên mua các máy đã bị trầy màn hình, hay nứt vỡ, trừ khi bạn xài màn hình riêng cho laptop.
Lựa chọn laptop cũ thì bạn nên ưu tiên lựa chọn các laptop cũ có cấu hình tốt một tí, để có thể chạy tốt các chương trình hiện thời. Nhưng còn có vài điểm lưu ý sau về cấu hình:
Nên mua laptop sử dụng vi xử lý Intel. Bạn nên mua các máy laptop có cấu hình đời 3 trở lên (Intel Ivy Bridge).
Giữa core i3 và core i5 (cùng số nhân) thì chọn core i3 vì giá rẻ hơn. Hiệu năng khác biệt không quá nhiều.
Nếu chọn mua laptop core i7 thì nên chọn i7 có 4 nhân vi xử lý. Đừng tham mua một con máy có cấu hình quá cao, vì đi kèm với cấu hình cao là tỏa nhiệt, linh kiện hoạt động nhiều, dễ hư hỏng. Nếu mua máy có cấu hình cao nhưng build quality quá tệ thì không nên mua.
Các laptop muốn so sánh các sản phẩm cùng cấu hình thì khác biệt ở việc bố trí linh kiện, cấu thành hệ thống từ các linh kiện chất lượng hay không.
Hệ thống tản nhiệt ra sao, có tốt không. Thường các mấy có 2 hệ thống quạt và các ống đồng tản nhiệt nhiều, càng lớn thì càng tốt. Thường thì hệ thống hoạt động ở mức tối đa đừng quá 75 độ là tốt. Ngoài ra, các máy vỏ nhôm, kết cấu chắc chắn thường được ưu ái hơn.
Số lượng khe RAM đảm bảo cho việc nâng cấp (thường là 2).
Ổ cứng đảm bảo dung lượng (tối thiểu 256 GB HDD; 128 GB SSD); xem xét khả năng hỗ trợ lắp 2 ổ cứng đồng thời.
Hệ thống loa đảm bảo âm thanh nghe rõ, không bị rè khi mở cường độ âm thanh lớn.
Webcam đảm bảo độ nét; không bị chói sáng.
Màn hình laptop cũ bạn nên đảm bảo không bị trầy sướt, không bị nứt;
Màn hình không bị ám màu, không bị tối đèn nền; hay có điểm chết.
Một số máy sẽ có phụ kiện kèm theo như nguồn, loa. Bạn nên chọn các máy phụ kiện chính hãng, đúng thông số.
Đối với một số máy bạn nên mua khi có linh kiện zin đi kèm như Macbook Pro.
Một máy laptop cũ bạn cần có khả năng nâng cấp để tăng hiệu năng cho sản phẩm, giúp cho máy mượt hơn.
Laptop cũ các linh kiện có thể nâng cấp là Ram và ổ cứng. Bạn nên mua các máy có nhiều slot chứa ổ cứng hay chuyển đổi từ ổ quang DVD sang HDD, và có tầm 2 khe ram là hợp lý.
Và nếu linh kiện như ram, main, ổ cứng hư hỏng bạn dễ dàng tìm mua linh kiện thay thế cũng là yếu tố để chọn.
Giá cả thường thì để chọn mua một laptop cũ tốt một tí thì mức giá từ 5 triệu đồng trở lên là hợp lý, tầm 15 tr cho các máy chơi game, tầm 20 triệu cho các máy chuyên dụng.
Bạn nên so sánh giá từ các diễn đàn, các cá nhân người dùng khác, để tìm một mức giá hợp lý cho mình.
Giá cả từ các cửa hàng sẽ đắt hơn tầm 10% vì có bảo hành sẽ tốt hơn cho người mua; thay vì mua cá nhân với nhau. Nếu mua của người dùng nên mua từ các cá nhân có tham gia các nhóm về linh kiện máy tính.
Sau khi đọc bài viết thì có rất nhiều yếu tố để chọn mua laptop cũ, nhưng bạn nên cần chú ý kĩ hơn vào các yếu tố sau:
Chất lượng sản phẩm.
Giá cả.
Cấu hình.
Khả năng sửa chữa thay thế, nâng cấp.
Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn có những cái nhìn tổng quát khi chọn mua laptop cũ.